Địa lý Lạc Việt

Linh vật

Tượng Si Vẫn chống hỏa hoạn

Mã SP: TSV- 232010
620.000đ

Si Vẫn (Li Vẫn, con Kìm) là một linh vật trong văn hóa dân gian truyền thống Việt Nam. Tác dụng: chuyên chống cháy nổ (ngày xưa, thường được đặt trên nóc đình, đền, chùa, miếu... theo tín ngưỡng dân gian).

Hotline: 0865 883 338
  • Kích thước sản phẩm: 23 x 20 x 10 cm (WxHxD)
  • Chất liệu: Gốm sứ & Đất nung

Chẳng có gì đảm bảo rằng "hoả thần" không bao giờ ghé thăm nhà bạn. Và tại sao rất nhiều người lại vội vàng thỉnh một con Si Vẫn để ở trong nhà? Vì sao có thể khẳng định Si Vẫn (Linh vật chống cháy nổ) được tạo tác từ nguồn tư liệu đồ sộ và là một vật phẩm Địa Lý phong thủy rất hiệu quả. Dành 3 phút để tìm hiểu bài viết này ngay.

Nguồn gốc Si Vẫn

Si Vẫn là con gì? 

Có lẽ đa số người dân đều rất quen thuộc với hình tượng con Rồng trong đời sống cũng như trong văn hóa Việt Nam nói chung. Nhưng khi nói đến con Si Vẫn là một trong chín đứa con của con rồng thì không mấy ai biết đến.

Si Vẫn theo truyền thuyết vốn là con thứ hai của Rồng, sống ở biển. Đó là một linh vật có đầu giống hoặc gần như đầu rồng, đuôi, vây và miệng rất to. Mỗi khi nó đập đuôi xuống nước thì nước bắn lên tận trời và mù mịt cả trời đất.

Trong truyền thuyết dân gian phương Đông, chín đứa con của rồng có hình thức, kiểu dáng khác nhau và được dân gian sử dụng làm linh vật trang trí ở các vị trí với ngụ ý khác nhau. Chín đứa con của rồng là: Bị Hý, Si Vẫn, Bồ Lao, Bệ Ngạn, Thào Thiết, Công Phúc, Nhai Xế, Tù Ngưu, Phụ Hý. Trong đó con Li Vẫn hay còn gọi là Si vẫn là linh vật ảnh hưởng và tồn tại nhiều nhất trong đời sống văn hóa của Việt Nam, thường được tạo tác trên các di tích, các công trình kiến trúc tôn giáo, tâm linh và tín ngưỡng.

Biểu tượng Si Vẫn có những chuyển biến khác nhau ở từng thời kỳ. Thời Lý - Trần, Si Vẫn được đặc tả ở râu, bờm, lưỡi và không có thân hay đuôi. Miệng không há to dữ dằn như ở Trung Hoa mà luôn ngậm một viên hỏa châu. Phong cách mỹ thuật duyên dáng, tinh tế ấy phần nào thể hiện tài hoa của con người Đại Việt vào thời kỳ đó.

Si Vẫn thời Lê chịu ảnh hưởng của phong cách nhà Minh. Đến Nguyễn, Si Vẫn đã được “long hóa”, hoặc “thú hóa” để trở thành hình tượng con vật đầu rồng, có bốn chân với móng vuốt sắc nhọn, đôi khi có những vầng mây tỏa ra từ thân và đuôi. Ngày nay, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh Si Vẫn được đắp trên đầu đình, mái nhà, các công trình kiến trúc cổ tôn nghiêm như Chùa Một Cột, nhà Bát Giác ở chùa Láng, đình làng Mông Phụ (Đường Lâm)… mà không xuất hiện trên các ngôi nhà dân.

Tuong-si-van-nguyen-thuy

Hình Si Vẫn gần gũi với hình tượng nguyên thủy của nó

Do sự biến thiên của lịch sử, biểu tượng của con Si Vẫn thay đổi, khác rất nhiều so với hình tượng đầu tiên của nó. 

Tuong-si-van-o-chua-1

Si Vẫn được người xưa làm vật trang trí ở chùa

Đây là một hình tượng khác nữa cho Si Vẫn. Con Si Vẫn này giống hình trên nhưng đuôi không to. Mặc dù hình tượng khác nhau, nhưng Si Vẫn vẫn được coi là một linh vật chống cháy nổ.
Tuong-si-van-thay-doi-theo-thoi-gian

Tượng Si Vẫn có tác dụng gì trong phong thuỷ?

Như đã trình bày ở trên, Si Vẫn vốn là linh vật trong văn hóa dân gian truyền thống Việt Nam thường được đặt trên nóc đình, đền, chùa, miếu... để chống hỏa hoạn theo tín ngưỡng dân gian.

Tượng Si Vẫn để bàn trấn an hỏa hoạn

Tượng Si Vẫn để bàn giúp trấn an hỏa hoạn

Xét theo góc độ Lý học Đông Phương và Địa lý

Nền Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt xác định nguyên lý hình nào, khí đó. Đây chính là nguyên lý của các hình tượng, biểu tượng của các vật phẩm phong thủy.

Con Si Vẫn được mô tả là một con cá lớn ở biển miệng rất rộng đuôi rất dài và to, mỗi khi đập đuôi trên mặt nước biển thì có thể gây mưa bão mù mịt khi phun nước có thể chứa hết nước biển Nam Hải.

Các bạn có thể cho rằng đây là tín ngưỡng tâm linh không có cơ sở khoa học. Nhưng lịch sử đã minh chứng, hình tượng Si Vẫn này ông cha ta dùng để trấn yểm hoả tai

Nếu như vì khoảng cách giữa hai nền văn minh Cổ đông phương và khoa học hiện đại, làm cho các nhà khoa học khó tính, không chấp nhận nguyên lý này, thì hy vọng khi quý vị và các bạn đặt một con Si Vẫn trong nhà, chí ít nó cũng nhắc nhở gia chủ hãy đề phòng cháy nổ.

Tượng Si Vẫn để bàn: vật phẩm phong thuỷ Địa Lý Lạc Việt

Theo thời gian, do tam sao thất bản và nền văn minh bị thất truyền nên hiện nay có nhiều hình tượng Si Vẫn khác nhau. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương) đã tổng hợp tất cả những hình tượng Si Vẫn trên các di sản còn lại ở các đình chùa miếu mạo và những tài liệu nói về linh vật này để tạo ra Si Vẫn phiên bản bàn đặt trong nhà đem lại sự tiện lợi, bình an.

Tuong-si-van-phong-thuy-lac-viet-phuc-hoi

Tượng con Si Vẫn khi đang phục chế phiên bản để bàn

Tuong-si-van-Dia-Ly-Lac-Viet

Tượng Si Vẫn chống hoả tai tại Địa Lý Lạc Việt

Tháng 11 năm 2018, nhà riêng của Chuyên gia Tuấn Anh không may xảy ra hoả hoạn tại 2 phòng ở lầu 1, phòng ngoài bị đốt trước bằng xăng. Hậu quả là nguyên căn phòng trong bị cháy gần hết. Tất cả giá sách về Tôn giáo, chủ yếu là Phật giáo, kệ sách về văn hóa, triết học, sử của Trung Quốc bị cháy sạch. Những kệ sách chuyên đề khoa học và triết học, văn học kinh điển nước ngoài, trong nước.... cũng cháy gần hết. 

Hoa-hoan-tai-gia-dinh-Nguyen-Vu-Tuan-Anh-1

Điều cực kì bất ngờ là căn phòng ngoài bị đốt trước (căn phòng làm việc của Ông có đặt con Si Vấn độc bản để bàn) thì chỉ kịp bén rồi tắt. 

Hoa-hoan-tai-gia-dinh-Nguyen-Vu-Tuan-Anh-2

Ông chia sẻ:

"Trước những cảnh cháy nổ đau lòng, tôi đã kỳ công nghiên cứu và tìm hiểu về phương pháp chống cháy của tổ tiên để lại. Tôi tìm hiểu trên văn bản và ngót cả trăm mẫu Si Vẫn để tổng hợp và tạo ra hình tượng Si Vẫn phiên bản để bàn, nhằm mục đích chống cháy nổ. Có thể nói: tất cả các đình, đền, miếu mạo, chùa cổ Việt, đều có tạc tượng Si Vẫn để trên mái với mục đích duy nhất để chống cháy theo quan niệm truyền thống của người Việt.
Tôi đã được Si Vẫn cứu nguy và là con thỏ thí nghiệm đầu tiên cho uy lực của Si Vẫn."

Nên đặt tượng Si Vẫn ở đâu?

Địa Lý Lạc Việt thường xuyên nhận được câu hỏi nên đặt Si Vẫn ở đâu trong nhà? Thông thường, bạn có thể để ở phòng khách, chĩa ra cửa. Đặt ở góc hay giữa phòng còn tùy theo thực tế nhưng phải hướng đầu ra cửa.

Xem chi tiết hơn ở Tab Hướng dẫn sử dụng ở bài viết này hoặc Bấm vào đây để Chát trực tiếp với Tư vấn viên: Tại đây

Đánh giá của bạn

Địa Lý Lạc Việt rất mong nhận được những đánh giá quý báu của bạn cho sản phẩm của mình để hoàn thiện và phục vụ khách hàng tốt nhất. Những đánh giá của bạn sẽ giúp người dùng khác có thông tin chính xác hơn về chất lượng sản phẩm.

Đặt trên nóc nhà

  • Thường theo truyền thống thì Si Vẫn được đặt trên nóc nhà. Nếu nhà xây theo kiểu truyền thống thì đặt ở bốn góc mái và hướng lên phía trên.
  • Với nhà xây bê tông mái thẳng, thì có thể đặt hai con hướng về phía trước và 2 con hướng về phía sau.

Đặt trên bàn

Để tiện dụng và đồng thời dùng làm linh vật trang trí trong nhà, chúng ta vẫn có thể đặt Si Vẫn ở phòng khách theo hướng dẫn cụ thể sau:
Bước 1: phải biết tuổi gia chủ để tìm mệnh trạch chủ và hướng nhà có phù hợp với mệnh trạch chủ hay không?

Lưu ý rằng: Theo quan điểm của Địa Lý Phong Thủy Lạc Việt, thì tính tuổi người có vai vế lớn nhất trong ngôi gia cùng huyết thống là mệnh trạch chủ. Ví dụ: Cha, mẹ, anh, chị, chú, bác….

Để nói rõ hơn, có thể thí dụ như sau:
Một gia chủ đứng tên sổ đất, sổ đỏ nhà và sở hữu một căn biệt thự lớn. Nhưng do người này bận công việc, nên phải nhờ một người chị/anh bà con từ quê lên ở, để làm quản gia trông nhà giùm. Cho dù người chị/anh ít tuổi hơn, nhưng là vai trên cùng huyết thống thì mệnh trạch chủ vẫn phải theo người này. Đây là nguyên lý "Dương trước, Âm sau. Âm thuận tùng Dương".

Bước 2: Nguyên tắc tính mệnh trạch chủ hợp - khắc hướng nhà (Áp dụng với trường hợp Sinh trước năm 2000).

Nam/Nữ: Cộng hai số cuối năm Dương lịch. Cộng liên tiếp sao cho chỉ còn một con số.

Thí dụ: Sinh năm 1985 Ất Sửu.
Ta cộng hai số cuối: 8 + 5 = 13. > 1+ 3= 4.
Sau đó: Nam lấy 10 trừ; Nữ lấy 5 +.
Thí dụ: Nam; 10 - 4 = 6. Nữ: 5 + 4 = 9..

Bước 3: Đối chiếu với bảng sau

1/ Khảm/Bắc.

2/ Khôn/Đông Nam theo sách Việt (Tây Nam theo sách Hán).

3/ Chấn/Đông.

4/ Tốn/Tây Nam theo sách Việt (Đông Nam theo sách Hán).

5/ Khôn/Đông Nam theo sách Việt (Tây Nam theo sách Hán).

6/ Càn/Tây Bắc.

7/ Ly/Nam theo sách Việt, Đoài/Tây theo sách Hán.

8/ Cấn.

9/ Đoài/ Tây theo sách Việt và Ly/Nam theo sách Hán.

  • Với người thuộc các cung: Càn/Khôn/Cấn/Đoài: Hướng tốt nằm ở: 1/ Tây; 2/ Tây Bắc.3/ Đông Bắc. 4/ Đông Nam theo sách Việt; Tây Nam theo sách Hán.
  • Với những người nằm ở các cung: Khảm/Ly/Chấn/Tốn: Hướng tốt nằm ở: 1/ Bắc; 2/ Nam.3/ Đông 4/ TÂY NAM theo sách Việt; Đông Nam theo sách Hán.

Bảng hướng dẫn trên là nói chung theo hai sách Việt – Hán, nhưng con Si Vẫn này được thiết kế như một linh vật chống cháy nổ theo truyền thống Địa lý Lạc Việt như chúng tôi đã trình bày ở trên. Vì vậy, quý vị sau khi biết mệnh trạch chủ thuộc Đông trạch hoặc Tây trạch theo bảng hướng dẫn trên, Si Vẫn sẽ được đặt ở phòng khách theo hình hướng dẫn dưới đây.

Phương vị được mô tả ở trên tính từ tâm của phòng khách và Si Vẫn được đặt ở vị trí tính từ 0 độ Bắc. Khi đặt Si Vẫn quý vị lưu ý miệng của Si Vẫn luôn phải hướng ra cửa trong nhà hoặc ngoài đường, tùy theo vị trí của nó.

HÌNH ẢNH PHÂN LOẠI MỆNH TRẠCH CHỦ

Phan-loai-menh-trach-chu
Sau khi quý vị đã xem hướng dẫn phân loại mệnh trạch chủ ở trên, thì tiếp theo:

_ Nếu quý vị là người Đông trạch thì trấn Si Vẫn ở sơn Bính cung Ly. Tức 165 độ Bắc (Chấm đỏ trên hình minh họa).

_ Nếu quý vị là người Tây trạch thì trấn Si Vẫn ở sơn Tỵ cung Khôn (theo Địa Lý Lạc Việt). Tức 150 độ Bắc (Chấm đỏ trên hình minh họa).

MINH HỌA CỤ THỂ TRẤN YỂM SI VẪN TRONG PHÒNG KHÁCH CỦA BẠN

Tran-yem-si-van-trong-phong-khach
Bất luận phòng khách của bạn ở hướng nào, thì từ giữa tâm phòng khách, bạn tìm hướng Bắc. Rồi sau đó tìm được bản mệnh trạch Đông hoặc Tây trạch của bạn (Đông trạch 165 độ, Tây trạch 150 độ - so với 0 độ Bắc).

Bất luận Si Vẫn nằm ở vị trí nào trong phòng như hình minh họa trên, thì tùy theo điều kiện thích hợp mà bạn có thể quay miệng Si Vẫn ra cửa chính hoặc vào cửa phía trong nhà của phòng khách.

Hướng ra cửa chính gọi là Chấn, hướng vào trong gọi là Yểm. Bạn có thể không tin vào hiệu quả mang tính tâm linh của Si Vẫn. Nhưng xét về mặt tâm lý thì hình ảnh con Si Vẫn đặt ở phòng khách, sẽ luôn nhắc nhở bạn về việc phòng cháy chữa cháy.
Chúc các bạn luôn có cuộc sống bình an và hạnh phúc.

Hotline: 0865 883 338
Tượng Si Vẫn chống hỏa hoạn
620.000đ