Địa lý Lạc Việt

Câu chuyện phong thủy

Phong Thuỷ Lạc Việt trong thiết kế nhà riêng Thầy Thiên Sứ (P2)

phần 1, chúng ta đã cùng nhau phân tích Phong thuỷ đã được ứng dụng như thế nào trong chính ngôi nhà của Thầy Thiên Sứ ở các nội dung: Loan đầu, Bát trạch, Dương trạch tam yếu. Trong phần này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về  Thanh Long - Bạch Hổ - Huyền Vũ - Chu Tước.

Một trong những phương pháp nghiên cứu trong khoa học hiện đại, người ta thường loại suy mọi yếu tố bên ngoài đối tượng nghiên cứu. Đặt đối tượng nghiên cứu vào một môi trường chuẩn, từ đó làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu Lý học Đông phương và Phong thủy (là hệ quả ứng dụng của Lý học), các chuyên gia nhận thấy những dấu ấn "hóa thạch" trong phương pháp nghiên cứu của nền văn minh đã tạo dựng nên những giá trị của nền văn minh Đông phương. Nó hoàn toàn phù hợp với phương pháp nghiên cứu của tri thức khoa học hiện đại. Đó chính là những khái niệm: Huyền Vũ, Chu Tước, Thanh Long, Bạch hổ.

Thanh Long - Bạch Hổ - Huyền Vũ - Chu Tước được mô tả như thế nào?

Những khái niệm này trong ứng dụng phong thủy được mô tả như sau: 

  • Huyền Vũ: biểu tượng bằng con rùa đen. Phương chính Bắc
  • Thanh Long: biểu tượng bằng con rồng xanh lá cây. Phương chính Đông.
  • Chu Tước: biểu tượng bằng con chim sẻ đỏ, hoặc phượng hoàng lửa. Phương chính Nam.
  • Bạch Hổ: biểu tượng bằng con hổ trắng. Chính Tây.

Trong truyền thuyết và huyền thoại Nhật Bản cũng nói đến 4 vị thần ở bốn phương với biểu tượng như trên. Nhưng ứng dụng trong phong thủy thì:

  • Huyền Vũ là sơn nhà
  • Chu Tước là hướng nhà
  • Thanh Long bên trái
  • Bạch Hổ bên phải

Bất luận nhà hướng nào thì những quy ước trên vẫn phải tuân thủ như một nguyên tắc trong phong thủy:

  • Huyền Vũ phải nhô cao.
  • Chu Tước phải quang đãng, sáng sủa - nếu tụ thủy gọi là cách "Minh đường tụ thủy" - thì rất tốt.
  • Bạch Hổ phải uy vũ, ngắn hơn Thanh Long và nhô cao.
  • Thanh Long phải uyển chuyển và vươn dài ôm lấy cuộc đất.

Vấn đề được đặt ra: Tại sao cổ thư ghi rõ Huyền Vũ phương Bắc; Chu Tước phương Nam,...thì tại sao thực tế với mọi phương hướng của ngôi gia thì Huyền Vũ được coi là sơn, Chu Tước thuộc hướng?

Như phần trên đã trình bày: Chính nền văn minh cổ xưa cũng đã xây dựng một mô hình chuẩn, sau khi loại suy các yếu tố tương tác bên ngoài để quán xét bản chất của hiện tượng. Mô hình chuẩn này là một ngôi gia tọa Bắc, hướng Nam. Tất nhiên bên trái (Tả) là phía Đông và phải (Hữu) là phía Tây. Tọa Bắc triều Nam chính là trục từ trường và hướng Bắc là Thiên cực của Trái Đất (Thiên cực Bắc hiện nay là chòm sao Đại Hùng tinh). Bởi vậy phía Bắc được gọi là Huyền Vũ - Vũ trụ sâu thẳm.

Nhưng tại sao lại biểu tượng là con rùa? 

Con rùa chính là biểu tượng của nền văn hiến Việt ở thời sơ khai: "Vào thời vua Nghiêu, có sứ giả Việt Thường dâng con rùa lớn. Trên lưng có khắc văn Khoa Đầu, ghi việc trời đất mở mang". Hình tượng chim Hạc (Lạc) đứng trên lưng rùa chầu tiên thánh, cũng là một biểu tượng khác xác định giá trị của nền văn minh Lạc Việt. Sự xác định Huyền Vũ chính là thực tại vũ trụ thì đối xứng với Huyền Vũ phương Bắc, chính là sự nhận thức của văn hóa, tri thức: Phượng hoàng lửa phương Nam. 

Huyền Vũ là cái có trước - theo hệ quy chiếu "Dương trước, Âm sau" thì Huyền Vũ thuộc Dương, Chu Tước thuộc Âm. Chính vì Chu Tước thuộc Âm, nên sự tác động của Dương khí - nếu Âm Dương hài hòa thì Thủy sinh. Hiện tượng "minh đường tụ thủy" chính là biểu hiện của sự hài hòa Âm Dương. Tương tự như vậy, Thanh Long - Bạch Hổ chính là trục Đông Tây của Địa cầu quay từ trái sang phải - nếu quán xét từ bên ngoài Địa Cầu và theo trục Bắc Nam - Nếu đứng từ trong ngôi gia mô hình chuẩn - tọa Bắc, triều Nam - thì trái Đất quay từ phải (Bạch Hổ) sang Trái (Thanh Long). Đương nhiên chiều tương tác của vũ trụ sẽ từ Đông sang Tây.

Chính sự tương tác này làm nên mọi phát sinh và phát triển trên Địa Cầu, nên biểu tượng là Rồng - sức mạnh vũ trụ - thuộc Dương. Đó là lý do vì sao Tả Thanh Long có sông, ngòi, kênh rạch,... lại là biểu hiện của Âm Dương hài hòa. Đối xứng với Thanh Long Dương là Bạch Hổ âm nên phải nhô cao, hơn Thanh Long và phải ngắn và hùng vĩ. Vì đã cực Âm thì phải là màu trắng (Dương) để cân bằng âm dương - Đây là nguyên nhân để Phong Thủy Lạc Việt gần như cấm tuyệt đối dùng non bộ màu đen, hoặc màu tối - trừ trường hợp đặc biệt

Thầy Tuấn Anh chia sẻ rằng: "Vì sao tôi cho rằng Thủ Đô Hà Nội đặt ở vị trí hiện tại là tốt nhất và không nên chuyển về Ba Vì - Hồ Đồng Mô không đủ thủy khí thể hiện bằng sông Hồng Hà. Cho nên Âm sẽ cực thịnh và Dương suy. Cuộc sống gồm nhiều yếu tố tương tác phức tạp. Hạn chế những cái xấu và phát huy những cái tốt thì cuộc sống cũng đỡ hơn. "Có kiêng, có lành" - các cụ bảo thế! Không có vấn đề "khoa học tâm linh", hay "khoa học huyền bí". Khoa học là khoa học và chỉ có sự chưa hiểu biết mà thôi!"

Tả Thanh Long

Từ sự phân tích trên, phía bên trái của ngôi gia được thiết kế một hồ cá cảnh dài 10m x 2m

Phong Thuỷ Lạc Việt trong thiết kế nhà riêng Thầy Thiên Sứ (P2)-1
Thầy có chia sẻ rằng: "Hồ cá này tôi vẫn chưa thực sự vừa ý. Nhưng tạm vậy."

Tả Thanh Long không chỉ là hồ nước, sông ngòi,... trong phạm vi cảnh quan môi trường bên trong và ngoài ngôi gia. Một con đường bên trái nhà - thậm chí một con hẻm cũng coi là Thanh Long. Ngay cả trong một ngôi gia thì hành lang lưu thông trong nhà - trong điều kiện mặt phẳng khu vực cảnh quan được coi là bằng phẳng - thì cũng phải thiết kế bên trái.

Bạn đọc có thể xem lại sơ đồ nhà của Thầy:

Sơ đồ thiết kế phong thuỷ nhà thầy Thiên Sứ-1
Sơ đồ thiết kế Tầng Trệt nhà thầy Thiên Sứ

 

Sơ đồ thiết kế lầu 1 nhà thầy Thiên Sứ
Sơ đồ thiết kế Lầu 1 nhà thầy Thiên Sứ

Hành lang lưu thông được thiết kế bên trái nhà. Xin lưu ý đây là trường hợp phổ biến trong điều kiện mặt bằng xây dựng tương đối phẳng so với khu vực cảnh quan. Điều này còn tùy thuộc vào con đường trước mặt nhà dốc từ phía nào hoặc phẳng. Nhà Thầy hơi dốc về phía bên trái, nhưng độ dốc không đáng kể.

Hữu Bạch Hổ

Toàn bộ căn nhà và cấu trúc trong sự tương quan với Thanh Long là Bạch Hổ. Trong nội thất căn nhà so với hành lang thì bên phải là Bạch Hổ, so với hồ cá ngoài sân thì căn nhà là Bạch hổ, so với hẻm bên trái nhà - nếu có - thì căn nhà là Bạch Hổ,...

Bạch Hổ là một khái niệm trừu tượng, mô tả tất cả những thực tại hiện hữu bên phải cân đối với Thanh Long, hoặc qua tâm nhà, căn nhà.

Trong bài viết này, nếu so với bể cá trong sân thì nó chính là căn nhà. Nếu so với hành lang trong nhà thì nó chính là cấu trúc phía bên phải nhà. Thanh Long và Bạch hổ phải uy nghi, nhưng không hung sát.

Phong Thủy Lạc Việt cũng như Lý học,  lấy sự hài hòa, cân đối làm chuẩn mực, không thái quá, không bất cập. Tức là tính cân bằng Âm Dương trong mối quan hệ của các yếu tố Thanh Long - Bạch Hổ; Huyền Vũ - Chu tước.

Tính cân bằng âm dương trong bố cục kiến trúc, không cực đoan như nhiều người lầm tưởng theo kiểu bên phải và bên trái phải giống y như nhau. Có một câu chuyện hài có thật như sau: Đám học sinh chúng tôi sơ tán chiến tranh. Về một vùng quê, một thằng trong lớp hỏi: "Mày đến nhà bà Năm Gánh cuối xóm chưa?".Mặc dù chưa đến nhà bà này bao giờ, nhưng thằng bạn láu cá của tôi trả lời: "Tao đến rồi! Nhà bà ấy ở giữa có bàn thờ và hai bên có hai cái giường chứ gì!".

Thực ra thì bố cục nội thất trong các nhà ở nông thôn Bắc Việt Nam hầu hết đều như vậy. Ngay đến bây giờ, bạn cũng có thể thấy cách bố cục này ở những căn nhà xưa. Điều này cho thấy, tính phổ biến văn hóa Lý học về sự cân bằng Âm dương trong sinh hoạt của từng gia đình Việt Nam. Nhưng đó chỉ là cách hiểu đơn giản nhất về tính cân bằng Âm dương trong sự cân đối. Thí dụ như, tính hài hòa trong bức tranh thủy mặc dưới đây, chính hàng chữ bên trái bức tranh làm cân bằng bố cục toàn bộ bức tranh, mà không phải là sự cân đối cơ học theo kiểu "Ở giữa bàn thờ, hai bên hai cái giường".

Tranh thuỷ mặc trong phong thuỷ
Tranh thuỷ mặc

Yếu tố Huyền Không

Trong phong thủy Lạc Việt thì yếu tố lớn nhất chính là yếu tố Loan đầu, tức cảnh quan môi trường. Khí có vượng thì các yếu tố khác trở thành thứ yếu. Khí trong Phong thủy Lạc Việt lại chia làm hai loại Âm Khí và Dương khí.

Xin lưu ý một lần nữa là: Khái niệm Âm Dương khí chỉ mang tính phân loại, so sánh.

Âm khí không hàm chứa ý nghĩa xấu. Âm Khí chỉ mang ý nghĩa xấu khi mang lại tính tương tác xấu với con người trong từng trường hợp cụ thể. Thí dụ như, trong nghĩa trang "Âm khí nặng nề" thì Âm khí ở đây mang hàm ý xấu. Cho nên, một cảnh quan (loan đầu) tốt thì Âm khí vận động trong lòng đất vùng đó phải tụ và hài hòa với Dương khí (Cây cỏ, non nước phải thuận hòa và tươi tốt là hình tướng thể hiện của Khí thịnh vượng).

Ở những nơi vượng khí thì các yếu tố khác trở thành thứ yếu. Cho nên Phong thủy Lạc Việt lấy "khí" làm trọng. Thí dụ, một cái dù với một chiếc xe đẩy bán nước giải khát bình dân lề đường, ở một phố đông đúc trong Quận 1 Sài gòn, đôi khi thu nhập còn nhiều hơn một tiệp chạp pô đúng phong thủy ở vùng quê hẻo lánh.

Ngoài yếu tố Loan đầu thì yếu tố tiếp theo chính là Vận của vị trí xây cất, đó là yếu tố Huyền không. Yếu tố này sẽ quyết định nhiều thành tố khác trong việc xây cất nằm trong tập hợp của nó. Ví dụ như: Vị trí động thổ, hình thể nhà, ngày động thổ và còn phải kết hợp với tuổi gia chủ,... Tất nhiên, trên cơ sở Huyền Không Lạc Việt với nguyên lý căn để của thuyết Âm dương ngũ hành phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt là "Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt".

Từ những yếu tố căn bản này, và thực tế cuộc đất hình Thổ (Chữ nhật), Sơn hướng đều thuộc Thổ và là cửa Thiên Môn, Địa hộ (Thìn - Tuất), lại có Thái Tuế - Mộc - chiếu năm 2012 (Năm nay 2013 - Thái Tuế chiếu Khôn/ Tỵ và đối xung Càn / Hợi). Tất cả những yếu tố này quyết định hình thể nhà từ mái nhà đến mái cổng đều thuộc Hỏa hình (Hình nhọn) và mái ngói đỏ. Bậc tam cấp đầu tiên qua cổng phần giữa cũng lót đá granit đỏ. ở giữa. Mục đích của hình tượng Hỏa này là hóa giải Thái Tuế. Đây cũng là ý nghĩa của quả cầu đỏ phía sau nhà.

Trện cơ sở định nghĩa về khí, đối chiếu với những mảnh vụn còn sót lại của nền văn hiến Việt - sau khi sụp đổ ở miến nam Dương Tử từ hơn 2000 năm trước và ghi nhận trong cổ thư chữ Hán trong quá trình Hán hóa nền văn hiến này - chúng tôi thẩm định và phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt - thì - những tiêu chí và nguyên tắc cần trong phong thủy Lạc Việt được xác định như sau:

Cầu thang trong phong thủy Lạc Việt

Trên Diễn đàn Lý Học Đông Phương đã có bài viết mô tả một cầu thang chuẩn theo Phong thủy Lạc Việt là phải có tính dẫn khí. Căn cứ theo bài nghiên cứu của Hà Mạnh Hùng - trong Hội thảo Phong thủy, có tựa là: "Khí và mô hình đồng dạng chất lưu", chúng tôi xác định như sau: Một cầu thang chuẩn về khí phải bảo đảm rằng khi đổ nước ở tầng trên cùng thì nước phải chảy theo hàng lang và cầu thang, như một nguồn nước liên tục xuống phía dưới nhà. Với một cầu thang như vậy, mới bảo đảm tính "dẫn khí" lên các lầu trên. Những loại cầu thang model, như: Cầu thang xương cá, hở thành một hoặc hai bên, đều không có tính dẫn khí. Do đó một cầu thanh chuẩn theo Phong thủy Lạc Việt phải có hai bờ cầu thang. Dưới đây là cầu thang được xây cất theo chuẩn phong thủy Lạc Việt trong nhà thầy Tuấn Anh:

Cấu trúc cầu thang chuẩn phong thuỷ-1

Cấu trúc cầu thang chuẩn phong thuỷ-2

Cấu trúc cầu thang chuẩn phong thuỷ-3

Đây là một tiêu chí bắt buộc theo Phong thủy Lạc Việt. Nếu không thực hiện tiêu chí này thì các tầng càng cao, càng bị vô hiệu hóa chức năng sử dụng. Vì "khí" không được dẫn lên các tầng trên. Chính sự hài hòa và vận động có tính quy luật của "Khí" mang lại sự sống trong ngôi gia.

Nền nhà phải có tính dẫn khí

Phong Thủy Lạc Việt căn cứ vào sự tổng hợp những mảnh vụn còn sót lại trong cổ thư và lưu truyền trong dân gian, đã xác định rằng: Nền nhà trong cùng một tầng nhà phải bằng phẳng từ đằng trước ra đằng sau, không được phép có sự chênh lệch, tạo những khoảng cao thấp. Do đó, Phong thủy Lạc Việt hoàn toàn không chấp nhận các kiểu nhà lệch tầng, tạo hồ cá giữa nhà, hoặc khoảng trũng khi vào những căn phòng. Với một nền nhà phẳng từ trước ra sau là điều kiện để dòng khí luân chuyển dễ dàng, tránh được sự bế khí, hay khí tù hãm,... Hình dưới đây chụp từ phòng sau nhà Thầy Tuấn Anh (Nhà Thầy có hai phòng mỗi tầng) cho thấy: Nền nhà hoàn toàn bằng phẳng. Tất cả các tầng trong nhà đều được thiết kế như vậy.

Thiết kế nền nhà thầy Thiên Sứ

Phân tích tổng sơ qua tinh bàn gia trạch Thầy Thiên Sứ

Ở tọa được vượng tinh sơn bát bạch, ở hướng được tiến khí thủy tinh nhất bạch.

  • Khu vực hướng tinh vượng sinh tiến khí: Tây nam có thủy lưu chuyển, trung cung, Tây bắc trống thoáng đắc cách.
  • Khu vực sơn tinh vượng sinh tiến khí: Đông nam có non bộ trấn trạch không thủy, Bắc không, Tây có non bộ thủy lưu.
Tinh bàn Huyền Không Lạc Việt nhà thầy Thiên Sứ
Tinh bàn Huyền Không Lạc Việt nhà thầy Thiên Sứ

Trung cung

Cặp sao 5 -9, hướng tinh cửu tử ngũ hành kim là sinh khí trong vận 8 đắc cách trung cung trống thoáng nên phú quí tốt văn chương, vượng nhân đinh, xuất đại kỳ nhân. Hướng tinh cửu tử sang vận 9 cần có hóa giải cho hướng tinh cửu tử này.

Hướng Càn (Tây bắc)

Cặp sao 4 – 1, nhất Bạch là sao Tham Lang, Văn Xương, ngũ hành dương thủy, được tứ lục âm kim tương sinh. Phương hướng được sao nhất bạch thủy tinh là sao sinh khí đắc cách, nên chủ phát quý hiển về văn nghiệp, đại lợi về văn tài, học hành thi cử đỗ đạt, con cái thông minh, thành tích thường đứng đầu, nghề nghiệp vừa ý, tài vận thuận lợi, cát lợi vui mừng lâu dài.

Phương Càn (Tây bắc) địa bàn 6 (lục bạch) hợp với 1 (nhất bạch) của hướng và phi mệnh cung là 1, nhất lục cộng tông, bản cung sinh cho sao hành thủy, chủ tài lộc thuận lợi, chủ phát văn chương, xuất đại nho, giáo sư, tư tưởng gia , thiên văn gia, và thôi quan tiến chức.

Trong vận 8 có vận tinh 9 đến kết hợp với hướng tinh 1 và phi mệnh cung là nhất bạch tạo thành hợp thập là thế phát vượng về tài lộc.

Hướng Chấn (Đông)

Cặp sao 7 – 7, song thất hỏa khí suy đến cung chấn tương sinh nên hỏa khí quá mạnh, khu vực này lại là nơi đặt bếp nên hỏa khí của bếp cang cao, vận 8 thì vận tinh lục bạch càn kim đến đây, như vậy, vì sự lớn mạnh của con gái mà cha già hao tâm khổ trí mà gặp khó khăn, đây cũng là tượng tiểu nhân lộng hành, phát sinh tranh chấp tiền bạc với người khác mà dẫn tới phá tài, hoặc vì sự cố tai nạn ngoài ý muốn mà hao tài, gia đạo không yên, có thể vì hỏa tai mà tổn đinh hoặc xuất hiện người ham mê tửu sắc.

Thất xích là hung tinh vì vậy nên tịnh mà không nên động. Động thì điều xấu càng nhiều. Khu vực này, có một phần cầu thang động khí của thất xích, nhưng đã được hóa giải bằng hồ cá bên dưới với quan hệ tương khắc, thủy khắc hỏa. Mệnh chủ phi cung là nhất bạch, đến năm 2015 sao bản mệnh đến khu vực này sẽ bị khắc nhập và sinh xuất, mệnh chủ sẽ bị ảnh hưởng rất xấu, nếu không cẩn thận có thể tổn đinh.

Hướng Tốn (Tây nam)

Cặp sao 6 – 8, hướng tinh vượng khí bát bạch ngũ hành dương mộc, nơi này lại có thủy lưu trống thoáng, hướng tinh đắc thủy nên văn chức, công danh và bổng lộc phát triển. Sơn tinh lục bạch đến bản cung tứ lục Tốn (Tây nam) hợp thập thì nhân đinh ổn định.

Hướng Khôn (Đông nam)

Cặp sao 8 – 6, Vượng khí sơn tinh bát bạch đến tọa, đắc thế vượng sơn, phía sau lại dụng thêm non bộ trấn trạch càng thêm đắc cách, vượng phát nhân đinh và tài lộc, phú quý dài lâu, sống thọ, con cháu giúp đỡ, dễ tu Tiên học Phật, dễ trở thành quan văn, phú quý và phúc đức tăng cao, thăng quan tiến chức, quyền lực thăng tiến. Bát bạch sơn tinh vượng khí lại gặp bản cung 2 hợp thập nhân đinh ổn định.

Cung Ly (Nam)

Cặp sao 3 – 2, đây là cặp sao suy tử khí, khu vực này có bố trí toilet nên khí suy tử bị kiềm hãm khó phát tác, có điều sơn tinh 3 gặp bản tinh 7, tuy là hợp thập nhưng vì sinh xuất nên trai trưởng gặp nhiều khó khăn không thuận lợi khi về sống trong nhà này.

Hướng Đoài (Tây)

Cặp sao 1-4, Nhất Bạch là sao Tham Lang, hiệu Văn Xương, ngũ hành dương thủy, hướng tinh tứ lục ngũ hành âm kim là sao suy khí. Vì thế, tuy chủ phát văn tài có đỗ đạt nhưng quý mà không phú, có tiếng tài hoa nhưng bản thân bị tổn hại vì tai tiếng. Vì là khu vực có phi tinh xấu, nên nơi đây được bố trí non bộ thủy lưu chuyển cùng phung sương nuôi cá vàng nên đã hạn chế được tinh xấu mà phát huy tinh tốt làm cho tiền tài hưng vượng, nhân khẩu bình an, điền sản phát thịnh, vang danh bốn phương, gia chủ là người tài hoa, có tài văn chương, và vượng nhân đinh tài lộc.

Hướng Cấn (Đông bắc)

Cặp sao 2-3, đây là cặp sao suy tử khí, cặp 2 -3 là tượng lời qua tiếng lại của người trong nhà với nhau, cũng như của người trong nhà với những người bên ngoài, là thị phi cãi vã. Đông bắc địa bàn là bát bạch hợp hướng tinh tam bích – Tam bát vi bằng, thuộc ngũ hành mộc, khu vực này có một phần cầu thang và một phần của hồ cá, dùng thủy khí để tăng mộc khí mà khắc chế sơn tinh nhị hắc âm hỏa đới thổ, tuy hóa giải được hung tinh nhị hắc bệnh tật và tượng thị phi cãi vã phá tài, nhưng lại có tác dụng xấu đến người mẹ, người vợ trong nhà, tuy có sự hợp thập sơn tinh 2 và 8 địa bàn.

Hướng Khảm (Bắc)

Cặp sao 9 – 5, hướng tinh ngũ hoàng là tinh xấu, nhưng đóng ở bản cung Khảm thủy bị khắc và ngũ hoàng tương sinh cho sơn tinh 9 hành kim, nên sự phát tác của ngũ hoàng không lớn.

Kết luận

Theo phi tinh huyền không Lạc Việt thì tinh bàn tọa Thìn hướng Tuất là tinh bàn tốt, chủ nhân đinh bình ổn và tài lộc phát triển, nỗi tiếng về văn hóa và tư tưởng gia. Tuy nhiên bên cạnh đó có cái xấu là bị tai tiếng thị phi và tiểu nhân ganh ghét hãm hại.

Đọc thêm:

Bài viết khác